SAIGON MEDIA

Moonwalker

Culture
Vietnamese Roots Survey . Prologue
Moonwalker
Fraternity
Roots
Patriotism
Adulthood
The One
The Contradiction
The Trio
The Five Elements
The Even Nine
The Vietnamese

Cuội Cung Trăng

 
Cây Đa đầu làng, biểu tượng Bách Việt 
 
 
Truyện kể:
 
Một hôm, Cuội vào rừng đốn củi, gặp một ổ có bốn con hổ con, tiện tay cầm rìu, Cuội đập chết cả bốn thì chợt nghe tiếng hổ rống đàng xa. Cuội biết hổ mẹ đã về, sợ quá, vội leo tót lên ngọn cây kế bên. Cuội yên thân, cúi xuống, nhìn thấy hổ mẹ lồng lộn gầm gừ thật rùng rợn. Được một lát, bổng hổ mẹ đi về phía bờ suối ở bên trái, hổ mẹ đến gần cây Đa nhỏ, hổ mẹ nhảy lên mấy bận, mỗi bận đớp được một ít lá đa, ngậm đem về ổ, nhai nhừ mớm cho hổ con, thì chỉ một lát sau sống lại cả bốn. Mẹ con đàn hổ cùng dắt díu nhau đi .
Cuội vội vàng tuột xuống, ra bờ suối đào gốc cây Đa quí ấy, giữ đủ cành lá, rễ con, rễ cái, vác về. Cuội trồng cây ấy ở vườn sau, và từ đấy trở đi dùng làm thuốc cứu người, dù ai đã nhắm mắt tắt hơi, Cuội chỉ nhai một ít lá Đa mớm cho là y như sống lại.
 
Cuội quí cây hồi sinh ấy lắm, ngày nào trước khi vào rừng đốn củi đều căn dặn vợ : "Có đái thì đái bên Tây, đừng đái bên Đông, cây dông lên trời". Dặn đi dặn lại mãi, vợ bực mình phát cáu, đã khỏe dặn bà thì bà cứ đái xem sao ? Ai ngờ vừa phóng uế xong, cây Đa bổng long gốc lưng lửng bay lên, vừa lúc ấy Cuội ở rừng về, cây Đa đã bay lên quá đầu người, Cuội chỉ kịp lấy rìu móc vào rễ cây rị lại. Nhưng cây Đa vẫn cứ bay   ...   bay bổng, nhưng Cuội vẫn cứ nhất định không buông. Cây Đa bay lên cung trăng, từ đấy cho tới giờ, Cuội ngồi gốc Đa ở mãi cung trăng   ...     
 
 
Phân tích Cội Nguồn :
 
Nội dung chuyện cổ tích nầy, có nhiều câu và cụm từ ẩn ngử, di ngôn của tiền nhân Bách Việt như :
  1. Bốn con hổ
  2. Cầm Rìu (đập chết cả bốn)
  3. Phía bờ suối ở bên trái
  4. Cây Đa
  5. Cây hồi sinh
  6.  Đái bên Tây, đừng đái bên Đông
  7. Cuôi ngồi gốc Đa ở mãi cung trăng

Những câu và cụm từ nầy cần đặt câu hỏi đối ngược : tại sao là hổ mà không là chồn hay sói ? tại sao đập chết bốn con hổ bằng rìu ? có nghỉa gì khi chỉ định hổ đi về phía bờ suối bên trái ? tại sao là cây đa mà không là cây gì khác  ? tại sao gọi là cây hồi sinh ? có ý gì mà phân biệt bên Tây, bên Đông ?  tại sao lại đặt hình tượng Cuội ngồi gốc Cây Đa ở mãi Cung Trăng ?! Cả 7 điểm ẩn dụ nầy được diễn giải như sau :

  1. Bốn hổ con :  Theo cổ sử Tàu, vào khoảng năm 2697 trước công nguyên [TCN] bộ tộc Hữu Hùng, tộc trưởng là Hiên-Viên đánh chiếm miền trung lưu sông Hoàng Hà [vùng Sơn Tây, Hà Nam thuộc Trung Quốc ngày nay]. Diệt được Xuy-Vưu tộc Cửu-Lê, thắng được Viêm Đế, Du-Võng [họ Thần-Nông, Viêm tộc], Hiên-Viên tức hiệu Hoàng Đế [Hoa tộc] ... Cổ sử Tàu có kể, lúc bấy giờ bộ tộc Hiên-Viên dùng biểu tượng là Hổ, và có sự trợ giúp của 4 bộ tộc liên minh : Hổ, Báo, Hùm, Bi . Trong chuyện Cuội Cung Trăng hài ra hổ mẹ có đến bốn hổ con, là ý chỉ định bộ lạc Hữu Hùng và 4 bộ lạc nêu trên .
  2. Cuội cầm rìu đập chết cả bốn hổ con : Chữ Nho cổ viết, từ Việt có tượng hình rìu lưỡi cong nằm phía dưới bộ Mễ. Về sau chữ hán việt viết lại thành bộ Tẫu [vượt] . Ý nghỉa của điểm 2 nầy, chiếc rìu là biểu tượng tộc Việt, tộc Việt đã đập chết bốn con hổ, nhờ có hổ mẹ mớm lá đa 4 hổ con sống lại. Ngụ ý là bộ tộc chiếm cư biết cách tiếp nhận văn hóa nông nghiệp của bộ tộc Bách Việt cho cuộc sống, nên các bộ lạc liên minh nầy mới được sống tốt. Nói cách khác, bộ tộc Bách Việt đã dùng văn hóa của mình mà đồng hóa ngược lại các bộ tộc chiếm cư.
  3. Phía bờ suối bên trái : Suối có nước, tượng là "đất nước", ở bên trái của chủ thể nước là "tả nhậm" [bên trái] có nghỉa là "trọng Văn" và tôn "Thị tộc" [mẫu hệ]. Phong tục văn hóa Việt cổ trọng Văntôn Thị tộc, tục lệ nầy được lưu truyền, như dùng chữ Văn cho nam, dùng chữ Thị cho nữ để làm chữ lót cho tên họ dân Việt lưu truyền mãi đến nay đã thành định chế. Thành ngữ có câu "Tả Quân Sư, Hữu Thừa Tướng", tả phái là Văn, hữu phái là Võ cũng từ qui chế nầy mà ra.
  4. Cây Đa : Đặc trưng Cây Đa văn chương đã viết  như sau, Chim ăn trái, rơi hột ở cháng ba cây, hột nẩy mầm tăng trưởng, rễ thòng xuống đến hàng trăm [Bách rễ] . Phần rễ lộ thiên làm thân, phần rễ ăn vào lòng đất làm thành rễ con, rễ cái. Cây Đa sống tươi tốt ở vùng khí hậu ấm và nóng. Nên so với Trung Nguyên nước Tàu là vùng phía Đông và phía Nam . Hiện tượng trời sinh cây Đa, rễ gốc lẩn rễ nhánh từ lưng chừng chạm đất. Đất dưỡng khi rễ Đa tiếp xúc. Phần bách rễ lộ thiên thì dùng làm thân. Tổng hợp những ẩn tính tốt đẹp nầy, tổ tiên chúng ta dùng Cây Đa làm biểu tượng cho "Tộc Bách Việt" .
  5. Cây hồi sinh : Nguyên văn, "Cuội chỉ nhai một ít lá Đa mớm cho là y như sống lại. " Đại ý nói : Con cháu Việt lạc gốc, lệnh nguồn, không chổ dựa cho tâm linh, sống thiếu định hướng, do đó mà "bệnh cùng tâm loạn" phải dùng lá đa mà chữa trị . Lá đa là kết tinh nguồn lực căn cội, mà căn cội của Cây Đa là tượng trưng cho Bách Việt, tất nhiên với tinh hoa nầy sẽ giải được mù mờ, sẽ khơi rõ gốc rễ cội nguồn mình, được vậy thì cuộc sống con người mình nhận cội thấy nguồn, đương nhiên được hưng khởi và phấn chấn lên mà tái sinh trở lại . 
  6. "Có đái thì đái bên Tây, đừng đái bên Đông, cây dông lên trời" : Trước thời Tần Hán [TCN] danh gọi lãnh địa nước tàu của thời nầy là Trung Bang hay Trung Nguyên, còn 4 phía giáp ranh, người Tàu gọi là Tứ Hung như sau : Tây là Tây Nhung, Bắc là Bắc Dịch, Đông là Đông Di, và Nam là Nam Man. Di và Man là Tộc Bách Việt dời cư sau ngày bị lấn chiếm. Tổ tiên tiền nhân ta mượn lời Cuội dặn vợ, "Có làm ô uế thì làm bên Tây, chớ làm ô uế bên Đông vì đó là Quê Cha Đất Tổ của mình" .
  7. Cuội ngồi gốc Đa ở mãi cung trăng   ...   Hình tượng thật thảm thương "Cuội ôm gốc Đa mà sống, vì rễ không sâu để bám được đất, Đa không lá thì lấy đâu mà làm thuốc hồi sinh" . Cứ mỗi ngày vọng (ngày rằm trăng tròn), ngày 15 âm lịch mỗi tháng, Cuội trông về Quê Mẹ tưởng nguồn nhớ cội, Cuội mơ có ngày về lại trần gian !!!  

Là chuyện giả tưởng dùng làm ẩn dụ cho một giai thuyết kể lại Cội Nguồn Bách Việt, cảnh tượng "Cuội Cung Trăng" đối với dân tộc Việt Nam từ trẻ đến già ai ai cũng đều biết và mê thích nghe chuyện Cuội .

Cuội ơi ! Ta bảo cho Cuội nghe,

ở cung trăng mãi mà làm chi ...

Bóng trăng, trắng ngà,

có cây Đa to, có thằng Cuội già,

Ôm một mối mơ !

(nhạc và lời, Lê Thương)

Trong bối cảnh quê hương, một đêm trăng sáng, trẻ nhỏ tung tăng ca hát Cuội ơi ! thì các cụ lão khề khà chung trà nóng ... vui miệng kề chuyện Cuội Cung Trăng luôn tay chỉ trỏ cung Hằng, Cuội đó ... Cây Đa đó ... Hình ảnh nầy, cứ mỗi độ trăng rằm lặp đi lặp lại mãi "y như thật" . 

___________________________

Ngày nay, tại các thôn làng Việt Nam, cây đa vẫn chiếm vị trí đầu làng, đầu đình, dưới gốc đa tọa vị ngôi miễu thổ thần ảo ảo nghi ngút khói hương. Hiện tượng anh linh nầy, chứng minh một thực tế "Nguồn lực tâm linh Người Việt Cổ" vẫn còn được con cháu nghiêm chỉnh thừa tự thừa trọng mãi cho đến ngày nay.

Căn để Việt Cổ còn dẫn truyền mãi mãi đó là Lạc Việt, một chi của Bách Việt, của Viêm Tộc, của Miêu Tộc, của Cửu Lê xa xưa. Người Việt hậu thế đã và đang nghiêm trang "thừa tự", "thừa trọng", vẫn giử trọn chân truyền tinh hoa cổ đại. Lớp lớp con cháu luôn tâm niệm, nguyện lãnh hội di ngôn tổ tiên ẩn tàng trong các điển tích và từ ngữ linh thiêng như :

I.Đồng Bào, II.Tổ Tiên, III.Nước, IV.Con Người, V.Thái Nhất, VI.Lưỡng Cực, VII.Tam Tài, VIII.Ngũ Hành, IX.Cửu Trù, X.Người Việt 

Một di sãn triết thuyết, một Đại Đạo làm người, một kho tàng văn ngôn ẩn ngữ, mà các bậc tiền nhân Bách Việt đã và đang phân phát khắp cùng cho con cháu Việt.

Vấn đề cho hiện nay và mai sau là, chỉ cần có "biết cách nhận" mà thôi .

 

 

Chương I : Đồng Bào

Văn Hóa | Chính Trị | Quân Sự | Kinh Tế | Khoa Học
Exclusive publication for
SAIGONMEDIA.NET & SAIGONMEDIA.ORG
Online in Japan since 2001 and US since 2005.
© Copyright 2001 SaigonMedia. All rights reserved. The materials on this website are not to be sold, traded, or given away. Any copying, manipulation, publishing, or other transfer of these materials, is strictly prohibited.